27.01.2023 01:00 am UTC -6
Ước Mơ Vô Cực
Được gia đình quản thúc, không được cầm/ phải hạn chế dùng dế yêu, thêm nữa ở nhà sóng mạng 3G chập chờn nên cũng không có điều kiện quảng giao với bạn bè chi.
Tướng công bảo mình ngu đi chỉ vì online nhiều quá. Rằng trên đời này chưa thấy ai ngu ngốc, ngớ ngẩn và thiểu năng như mình. Quả đúng là đời thật mình rất thiểu năng chậm chạp, hoàn toàn vô dụng trong việc cầm tiền, trừ việc cầm kim để đan.
Việc đan hay dệt một chiếc áo, nếu người làm không chú tâm hoàn toàn vào nó thì sẽ làm lỗi, làm sai, làm xấu, làm hỏng cả một chiếc áo. Như thế thì hoặc là bỏ đi làm lại (có thể tận dụng nguyên liệu cũ) hoặc là cố gắng sửa chữa, chắp nối.
Phương án bỏ đi (tháo ra) làm lại từ đầu là khá mất công, mất thời giờ. Riêng thời gian tháo gỡ đã nhiều bằng gần nửa thời gian tạo. Rối rắm quá không tháo nổi, không kiên trì nổi, thì phá, dứt, cắt, hoặc vứt luôn ... phần nguyên liệu đã hỏng. Vậy khá lãng phí.
Phương án sửa chữa khắc phục thì cũng mất công không kém. Và dĩ nhiên là sản phẩm cho ra không được hoàn hảo, vì đã có vết lỗi. Sửa chữa cũng không phải dễ, không hề đơn giản đối với thợ mới, chưa có tay nghề hay kinh nghiệm xử lý lỗi. Ví dụ, một mũi đan khi tuột khỏi que đan, đây là lỗi sơ cấp, cơ bản nhất, nếu phát hiện ngay thì sửa rất đơn giản, chỉ cần móc lên là xong. Nhưng khi đã đan tiếp đi quá xa khỏi chỗ lỗi đó, thì sửa lại khó hơn.
(Toàn bộ tác phẩm đan đều chỉ được làm từ một sợi duy nhất liền mạch, từ một cuộn len, khi sợi hết có thể nối tiếp bằng cách buộc sợi khác vào, lại bắt đầu cuộn mới, cho đến khi hoàn thành sản phẩm)
Chiếc áo hoàn thành có thể cần 10 cuộn hoặc hơn tuỳ vào kích cỡ. Tương tự như thế là khăn, mũ hay quần. Bất cứ thứ gì kể cả một chiếc chăn to cũng có thể làm theo cách này.
Xưa người ta dệt áo hay chăn bằng lông cừu vì nó ấm nhất và còn chống thấm nước. Lông cừu sau khi được xén sẽ phải qua xử lý, bện lại thành sợi (giống như cách quay tơ tằm). Sợi sẽ được cho vào khung dệt để tạo thành một miếng vải, rồi từ miếng vải ấy mới có thể cắt hay khâu một chiếc áo. Giờ công nghệ may, máy móc làm tất mọi việc, chứ xưa kia tất cả các công đoạn đều là công sức người.
Công người lao động cũng chính là tình yêu mà không một máy móc nào thay thế được. Thời nay, máy móc nhiều mà công thì ít, sản xuất hàng loạt đại trà đủ các kiểu, đủ loại sản phẩm, chất vải nào cũng có. Chỉ là cũng bởi vậy mà thừa mứa, mốt mai, hư người.
Khoác một tấm áo duy nhất suốt cuộc đời, mấy ai làm được? Như những nhà tiên tri, những thánh nhân khổ hạnh, đạo cốt tiên phong... mấy ai được làm?
Hồi ấy còn bám chú Đức, chú kèm toán cho mình thi ĐH, có việc gì chú cũng gọi sang làm, kể cả dọn nhà, dọn tủ quần áo cho vợ. Bận ấy mới ấn tượng hãi hùng, tận mắt thấy cảnh chị Thơ có bao nhiêu là bộ ... váy, áo, dài, ngắn đủ thể loại kiểu dáng, dọn ba tủ to chất đống đầy một giường như núi, toàn quần áo của chị. Còn chú Đức chỉ có vài bộ cả đông lẫn hè, sơ mi cũng như quần đùi, gấp lại không hết một ngăn. Áo tràng thì luôn phẳng phiu sạch sẽ.
Chưa bao giờ tưởng tượng một người phụ nữ có thể có nhiều bộ đồ đến thế. Toát mồ hôi hột vận chuyển, cái nào cái nấy đều treo mắc áo hẳn hoi tươm tất. Thực không dám nghĩ bao giờ chị có thể mặc hết tất cả chỗ ấy. Nhưng không dám ho he nói năng nửa lời. Trưa hè ăn xong, chú Đức tắt đèn cả nhà bố mẹ và hai con ngủ trưa dưới đất, nói đùa gọi mình lại nằm thì thầm cho vui, thế mà mình cũng lơn tơn vô ý vô tứ lại gần, ban đầu còn giữ phép ngồi lịch sự, sau cũng ngả lưng. Chú Đức rất trong sáng trẻ thơ, đường đường chính chính, không hề có dục vọng, cũng như David, cũng như Chàng ... Chị Thơ nằm một bên, mình nằm một bên, mỗi mình thở khẽ không ngủ được.
Bao nhiêu bộ áo quần là bấy nhiêu bộ giặt giũ, điện nước, máy giặt máy sấy đủ cả. Thời thượng vật chất mà. Ai cũng thấy đó là bình thường.
Khi xưa đâu phải ngày nào cũng được tắm rửa thay giặt, đâu có điều kiện máy bơm vòi nước kề kề như bây giờ. Thực ra hiện thời ở nhiều nơi nghèo trên thế giới vẫn còn tình trạng này: thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, thiếu tất tần tật mọi thứ.
Nhưng thường sự sung sướng thoải mái dư thừa lại sinh ra nhiều hệ lụy. “Nhàn cư vi bất thiện”, tối ngày chỉ nghĩ đến những tầm thường dục lạc, những “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Và những mụ mị hôn trầm. Sự thoải mái bao giờ cũng là liều thuốc độc cho ý chí tinh thần.
Phải đâu ngẫu nhiên mà mọi đấng thiên sai kim cổ đều tự “hành xác” trong khi họ hoàn toàn có khả năng để ăn sung mặc sướng như bao người?
Quay trở lại vấn đề Đan dệt, cũng như việc tạo nên một tấm vải, chiếc áo, cuộc đời này phải chăng là sự đều đặn liền mạch không ngừng dứt những mũi đan, nhịp dệt tháng ngày ... bất kể buồn vui, bất kể khổ đau hay hạnh phúc. Công việc tưởng như nhàm tẻ, lặp lại thao tác, lặp lại một kỹ năng như thế, lại ẩn chứa bao bí ẩn nhiệm màu của Ngài. (Thi Thiên 139:13)
Chiếc áo của Chúa Trời, chiếc áo trong suốt vô hình ấy, đã được Đan dệt bằng những chất liệu gì trong cõi Vĩnh hằng?
Y phục nào của loài người mà không hư mất, mai mòn, sờn cũ? Nhưng chiếc áo của Ngài thì chẳng mảy may phai sờn. Vô song, mĩ lệ, diệu kỳ thay là chiếc áo ánh sáng triều thiên ấy. Không sắc màu, rực rỡ, óng ánh nào trên thế gian sánh bằng.
Tiếc thay cho hồn còn khổ sai nơi Luân Hồi Lầm Lạc Vật Chất Vô Thường, mà lơ đi Vật chất Vĩnh Hằng tồn tại trong tâm địa vạn vật: là Tình Thương Vô Kỷ.
...
Vô Cực Y Đạo
Hôm ấy gửi bạn bản vẽ nháp cái lò đất, thấy bạn đăng bài viết về Vô Cực, trong đó có dòng phân tích rất hay, chưa kịp lưu lại thì đã ẩn mất rồi.
Hình như nói: Bệnh có bệnh trọng và bệnh nhẹ, vì là vô cực nên hoá chuyển, biến đổi diệu dụng khôn lời...
Bệnh mình thì không biết là trọng hay nhẹ, hoá chuyển thế nào cho hết đây. Bệnh Si Tình, Mê Đạo, Yêu Đời giai đoạn cuối thế này rồi thì hoạ may Từ Trần mới khỏi ...
Ôi! Vô Cực Đạo ... Viện!
Một giấc mơ lớn, một giấc mơ hằng.
Âm Dương hoà hợp, Thiện Ác đồng sàng ... Vũ Trụ Đồng Ca ... Muôn loài đồng nguyện ... Sự Sống Vĩnh Hằng ...
Clinic
Trung tâm chữa bệnh ở Mexico có phương pháp điều trị rất hay mà hầu như tất cả mọi người dù bệnh nặng đến đâu, đau đớn chỗ nào, máu - tim - gan - thận - phổi - ruột non ruột già, đại tràng trực tràng, ca, cấp hay mãn tính gì, khi ra về cũng đều khỏi.
Nhân chứng: mẹ của Gabriel năm nay đã hơn 75 tuổi.
Mấy năm trước bà mắc “ung thư” vú. Thay vì theo phương pháp xạ trị, bà đến trung tâm này, đóng tiền (khoảng 7000 USD), ký giấy tờ thủ tục hợp pháp hoá và nội trú tại đó 21 ngày.
Bà nói, tất cả những người vào đó, 99% lành bệnh khi về. Cơ sở y tế này đã công khai đăng ký khám chữa theo quy định pháp luật và đi vào hoạt động hiệu quả lâu nay. Mình rất muốn tới “mục sở thị”, nhưng ngặt nỗi kinh tế eo hẹp và phải là người bệnh trọng mới được nhận. Khổ thế đấy, bệnh nhẹ thì khinh, phải để thật nghiêm trọng chữa mới đã!
Sau đây là phương pháp chữa trị của họ (đội ngũ y bác sĩ có chuyên khoa kinh nghiệm theo dõi, có chứng nhận hành nghề được nhà nước cấp phép):
- NHỊN ĂN
Sau khi làm rỗng toàn bộ đường ruột, trong tối thiểu 21 ngày, người bệnh không ăn bất cứ thứ gì. Chỉ uống nước lọc/nước kiềm/nước muối điện hoạt hoá Anolyte, không giới hạn lượng nước, uống tuỳ khát.
- ĐI CHÂN TRẦN
Hàng ngày từ sáng sớm, ngay khi mặt trời vừa mọc, tất cả mọi người (người bệnh và bác sĩ) đi chân trần vòng quanh quả đồi, thành đoàn giống như đi “kinh hành” chỗ làng Mai của sư ông Thích Nhất Hạnh. Đi như vậy trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
- NHIỆT TRỊ LIỆU
Hàng ngày, người bệnh được nằm/ ngồi trên giường, quấn trong chăn bông đã được làm ấm bằng lò sấy to chuyên dụng, sao cho chiếc chăn ấm hơn 41 độ C, càng nóng ấm càng tốt. Cứ 30 phút đến 1 tiếng, khi chăn nguội dần thì lại thay chiếc chăn khác đã được sấy ấm. Cứ thế cho đến khi người bệnh vã mồ hôi hột đầm đìa, thì thay quần áo. Đây là liệu trình bắt buộc đối với tất cả mọi loại bệnh. Tưởng tượng họ phải có đội ngũ bưng bê thay chăn chuyên nghiệp cỡ nào. Có khoảng 30 con bệnh cần được quan tâm cùng một lúc.
Tuỳ theo cảm giác của bệnh nhân, có những người muốn được ủ toát mồ hôi hột 3 lần trong một ngày. Có người không chịu được nóng quá.
Người bệnh chịu được nóng và thích nóng, là những người có cơ địa hàn lạnh khó tăng thân nhiệt. Thường người bệnh trọng như ung thư có thân nhiệt rất lạnh (dưới 36 độ C). Tức là chăn phải được thay liên tục vì nguội (do yếu tố thời tiết + nhiệt độ người bệnh, người càng lạnh chăn càng mau nguội) có khi được ủ 2 tiếng mà nhiệt vẫn không lên là bao. Cơ thể phải toát mồ hôi hột (tức nhiệt độ cơ thể lên hơn 40 độ) thì mới là đạt yêu cầu. Thay quần áo khô, uống nước, đi lại vận động, tập các bài tập chuyên biệt, hít thở. Lại chui vào chăn, lặp lại như thế ngày 3 lần sáng, chiều, tối. Với những người bệnh nặng hơn cần có nhiều sự chú ý chăm sóc và theo dõi hơn!
- HÀN LIỆU PHÁP
Bởi vì không hạn chế lượng nước người bệnh nhấp môi uống vào (trung bình 1 lít rưỡi mỗi ngày), cho nên có nhu cầu đi vệ sinh bình thường. Một số người còn thải độc rất nhiều qua việc đại tiện dù không ăn gì. (Đây là cơ chế thanh lọc tự nhiên, đào thải sâu của cơ thể)
Việc chỉ uống mỗi nước và đi ra phân lỏng, dạng chảy như thế rất là bã người. Người đã bệnh lại càng đau mệt, thậm chí có thể gây tử vong vì mất sức, tụt huyết áp, rối loạn nội tạng, ... Vậy nên liệu pháp thư giãn làm giảm áp lực lên vùng bụng (lưu ý là không phải ngẫu nhiên mà mọi cơ quan đều nằm trong vùng thượng trung và hạ vị - phần thân chính giữa của cơ thể người.)
Phương pháp dùng sức lạnh này rất đặc biệt. Nó trung hoà với sức nóng của Nhiệt liệu pháp nói trên, để tạo ra sự quân bình âm dương tiêu chuẩn. Không biết ai là người sáng tạo ra phương pháp này mà ở tận Mexico cũng áp dụng Âm Dương thái cực.
Chưa hiểu lắm cách làm qua miêu tả của bà mẹ Gabriel. Sơ sơ hình dung, Người bệnh được phát một túi chườm nước đá, khi đi vệ sinh. Có lẽ là để áp vào bụng khi đi vệ sinh nhằm giảm đau.
Liệu pháp Hàn này mình đã làm khi sốt cao đau đầu và thấy hiệu quả tuyệt vời. Đặt chai nước vào tủ đá hoặc cho cái hộp nhựa đựng nước cỡ viên gạch vào tủ đá. Khi nước đã đông cứng thì lấy ra và bọc vào chiếc khăn tắm hay khăn mặt, rồi gối đầu lên ngủ, thế là xong! Gối sao cho chỗ gáy, huyệt Phong Phủ - vị trí giữa hai huyệt Phong Trì được áp khí lạnh. Ban đầu choáng váng và tê buốt nhưng sau đó một cảm giác thư giãn tuyệt vời tột độ giúp rơi vào giấc ngủ sâu vô cùng. (Lưu ý Phong Trì là 1 trong 36 tử huyệt nguy hiểm trên cơ thể người nên cần cẩn trọng trước mọi phương pháp tác động)
https://www.dongphuongyphap.com/huyet-phong-tri.html
Cái này là học được trong phim Thần Điêu Đại Hiệp, lúc Quá Nhi (Dương Quá) còn bé bị Cô Cô (Tiểu Long Nữ) bắt ngủ trên giường băng (Hàn Băng Ngàn Năm) để luyện công. Và sau đó có tăng công thật!
https://vietkiemhiep.blogspot.com/2014/09/chiec-giuong-han-ngoc-giup-duong-qua-tu.html?m=1
Sơ qua vài nét chính như thế về phương pháp chữa bệnh tự nhiên mà hiệu quả, đã có rất nhiều người được hưởng.
Mong sao một ngày nhìn thấy nó được phổ biến khắp mọi nơi, khi băng tần yêu thương dần thay thế những kim tiền.
Quên một LƯU Ý QUAN TRỌNG:
Sau khi khỏi bệnh, khi “ăn ra” trở lại, người ta phải thật chú ý nghe theo chỉ dẫn. Tránh tuyệt đối đạm động vật, trứng sữa, dầu tinh luyện, đường trắng, tinh bột, gạo trắng, thức ăn nhanh có hoá chất độc hại, ... Phải tuyệt đối ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi xanh.
🙂 Đơn giản vậy thôi.
No comments:
Post a Comment